Solar O&M Service – Dịch vụ Vận hành và Bảo dưỡng Hệ thống Năng lượng mặt trời một tập hợp các hoạt động giúp các dự án điện mặt trời hoạt động ổn định, đảm bảo hiệu suất, hạn chế những rủi ro và tăng tuổi thọ cho hệ thống.
Solar O&M Service là gì?
O&M Service (Operation & Maintenance Service) – Dịch vụ Bảo dưỡng & Vận hành: được hiểu là tập hợp các dịch vụ bao gồm việc tiếp quản, chăm sóc, giám sát, vận hành và bảo dưỡng để đảm bảo các hệ thống kỹ thuật (máy móc, thiết bị) trong các công trình, nhà máy được hoạt động ổn định và xuyên suốt.
Tương tự vậy,
Solar O&M Service – Dịch vụ Vận hành và Bảo dưỡng Hệ thống Năng lượng mặt trời một tập hợp các hoạt động giúp các dự án điện mặt trời hoạt động ổn định, đảm bảo hiệu suất, hạn chế những rủi ro và tăng tuổi thọ cho hệ thống. Các hoạt động chính trong Dịch vụ Vận hành và Bảo dưỡng Hệ thống Năng lượng mặt trời bao gồm:
- Theo dõi vận hành hệ thống
- Đo kiểm hệ thống định kỳ
- Kiểm tra vật lý hệ thống
- Vệ sinh hệ thống
- Cung cấp giấy chứng nhận đo kiểm hệ thống
- Thay thế đối với các tấm pin gặp sự cố (nếu có)
Quy trình Vận hành và Bảo dưỡng Điện mặt trời của Long Tech (Solar O&M)
Dưới đây là 6 quy trình trong Dịch vụ Vận hành và Bảo dưỡng Hệ thống Năng lượng mặt trời của Long Tech. Tùy theo nhu cầu của dự án, các chủ đầu tư có thể lựa chọn riêng lẻ từng hạng mục để thực hiện việc vận hành bảo dưỡng hệ thống Năng lượng mặt trời.
1. Theo dõi vận hành hệ thống
- Theo dõi hệ thống 24/7 từ xa qua app theo ứng dụng của nhà sản xuất biến tần năng lượng. Đối với Inverter sẽ tích hợp IV – Curve Function (tùy chọn).
- Theo dõi 24/7 thông qua hệ thống camera giám sát (tuỳ chọn).
- Thông báo khẩn cấp đến chủ đầu tư và đưa ra phương án xử lý nếu hệ thống xảy ra sự cố.
2. Đo kiểm hệ thống định kỳ
2.1. Đo kiểm, kiểm tra phía DC: (để kiểm tra hiệu suất tấm pin và các mối nguy hại tiềm tàng, đánh giá và đưa ra khuyến cáo cho khách hàng)
- Điện áp hở mạch chuỗi
- Dòng điện ngắn mạch chuỗi
- Điện áp tại thời điểm công suất cực đại (Vmp) chuỗi
- Dòng điện tại thời điểm công suất cực đại (Imp) chuỗi
- Đo đường cong I-V để đánh giá bất thường trên chuỗi
- Đo kiểm tra cách điện chuỗi
Sử dụng thiết bị HT INSTRUMENTS, HIOKI IR4053 để đo kiểm, lưu và xuất báo cáo bằng văn bản hình ảnh cụ thể.
Tần suất thực hiện 6 tháng/ lần/ hệ thống.
2.2. Đo kiểm, kiểm tra phía AC: (để đảm bảo theo thông tư Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối)
- Điện áp vận hành true Rms
- Dòng điện vận hành true Rms
- Hệ số công suất Cosφ
- Sóng hài điện áp THD
- Sóng hài của dòng điện TDD
- Thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha
- Xâm nhập của dòng điện một chiều
- Tần số vận hành
- Nhấp nháy điện áp Pst, Plt
- Kiểm tra hệ thống tiếp địa
Sử dụng thiết bị Fluke 435ii, Kyoritsu Kew 4105A để đo kiểm, lưu và xuất báo cáo bằng văn bản hình ảnh cụ thể.
Tần suất thực hiện 6 tháng/lần/hệ thống.
3. Kiểm tra vật lý hệ thống
- Kiểm tra tình trạng tấm pin, phụ kiện lắp đặt, jack cắm MC4, cosse đấu tủ, thử siết lực 5% toàn hệ thống
- Kiểm tra việc xâm lấn của các yếu tố khác như thực vật, động vật, con người: nếu cây phát triển quá cao, làm che khuất các tấm pin mặt trời phải thực hiện việc phát quang. Cần kiểm tra rào chắn các khu vực có tấm pin mặt trời, nhằm ngăn chặn việc phá hoại của động vật, con người gây ra.
- Kiểm tra kết cấu cơ khí khung đỡ pin và khung giàn inverter
- Kiểm tra nhiệt độ toàn bộ các tấm pin của hệ thống vào thời điểm nắng bằng máy Fluke VT04
- Lưu và xuất báo cáo bằng văn bản, hình ảnh cụ thể
Tần suất thực hiện 6 tháng/lần/hệ thống.
4. Vệ sinh hệ thống
- Kiểm tra tình trạng các tấm pin mặt trời: Đảm bảo bề mặt các tấm pin không bị vỡ, thay đổi màu sắc, ứ đọng hơi nước hoặc một số hiện tượng lạ khác để đảm bảo an toàn trước khi vệ sinh
- Tắt DC Switch của String cần vệ sinh trước khi thực hiện ít nhất 10 phút để đảm bảo an toàn
- Đảm bảo nguồn nước sạch, sử dụng hoá chất chuyên dụng khi vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời
- Sử dụng chổi mềm và robot chuyên dụng để tránh xước tấm pin
- Thời gian làm việc buổi sáng 5h-8h, buổi chiều 16h-19h để tránh hiện tượng sốc nhiệt gây hư hại tấm pin
- Kiểm tra bằng mắt toàn bộ mặt pin đã được vệ sinh sạch trên 95%
- Kiểm tra và vệ sinh rác, mạng nhện… khu vực inverter
- Lưu và xuất báo cáo bằng văn bản, hình ảnh cụ thể
Tần suất thực hiện 3 tháng/lần/hệ thống.
5. Giấy chứng nhận đo kiểm hệ thống
- Giấy đo kiểm có đóng dấu xác nhận của đơn vị có chức năng (tùy chọn)
- Lưu và xuất báo cáo bằng văn bản
Tần suất thực hiện 1 năm/lần/hệ thống.
6. Thay thế đối với các tấm pin gặp sự cố (nếu có)
Sau khi kiểm tra toàn bộ hệ thống, Long Tech sẽ gửi báo cáo về các phần bị hư hỏng, cần thay thế và sửa chữa.
Tại sao phải bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng mặt trời định kỳ
Các dự án điện mặt trời đều được lắp đặt ở ngoài trời và chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Cát, bụi, lá cây… tích tụ trên bề mặt pin sẽ làm hiệu suất pin suy giảm, đồng thời các yếu tố thời tiết như mưa, sương. gió… cũng làm hệ thống bị rỉ, mài mòn dẫn đến những hư hỏng cho hệ thống điện mặt trời. Chính vì vậy, việc bảo dưỡng thường xuyên hệ thống sẽ giúp chủ đầu tư:
- Đảm bảm hiệu năng và tuổi thọ của hệ thống
- Phát hiện và xử lý các rủi ro tiềm ẩn
- Tăng độ an toàn của hệ thống
- Giảm thiểu chi phí phát sinh khi bảo trì