Sau một thời gian vận hành, dự án điện mặt trời có thể phát sinh những vấn đề gì?
So với các công nghệ sản xuất điện khác, các dự án điện mặt trời có yêu cầu kiểm tra,bảo trì và bảo dưỡng tương đối thấp, tuy nhiên những sự cố có thể xảy ra bất cứ khi nào nếu chủ đầu tư không quan tâm vận hành và bảo dưỡng cẩn thận. Đặc biệt là cháy nổ – một trong những sự cố tồi tệ nhất và gây thiệt hại lớn đối với chủ đầu tư.
Vậy đâu là những vấn đề có thể phát sinh với dự án điện mặt trời sau một thời gian vận hành, tác động của những vấn đề đó và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Long Tech tìm hiểu qua bài viết sau.
Những vấn đề thường gặp với dự án điện mặt trời
1. Vấn đề về thiết bị
1.1 Những lỗi phổ biến của PV module (Pin mặt trời)
1.2 Lỗi từ Biến tần năng lượng (Inverter)
Lỗi biến tần là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự cố hệ thống trong các nhà máy điện mặt trời. Nguyên nhân thường do việc lựa chọn dòng biến tần và kinh nghiệm thi công lắp đặt. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho dự án, các chủ đầu tư nên lựa chọn những dòng biến tần từ các thương hiệu lớn để giảm thiểu rủi ro từ biến tần ngay từ đầu.
1.3 Sự xuống cấp hệ thống giá đỡ
Các tấm pin mặt trời gắn lên mái nhà của bạn bằng cách sử dụng giá đỡ được làm từ kim loại. Giá đỡ mang trọng lượng của các tấm pin và giữ cho chúng cố định trên mái nhà. Theo thời gian, những giá đỡ kim loại này có thể bị hao mòn, dẫn đến việc có thể ảnh hưởng đến mức độ ổn định của các tấm pin.
1.4 Các lỗi khác:
- Lỗi hở mạch
- Sự cố ngắn mạch
- Sự cố chạm đất
- Thiết bị đóng cắt bảo vệ hư hại
- Lỗi lắp đặt dây dẫn
- Tủ điện
- Hệ thống giám sát điện mặt trời
2. Chống sét và nối đất
Các tấm PV module và dây dẫn luôn nằm ngoài trời (ở vùng trống trải, trên cao), có thể hòa mạng với hệ thống điện AC nên khả năng bị sét đánh trực tiếp hoặc gián tiếp xuống hệ thống là rất lớn. 2 tác động chính của sét đối với dự án điện mặt trời:
- Tác động trực tiếp: Gây cháy nổ cho các tấm pin mặt trời, các đường dây hoặc bộ điều khiển;
- Tác động gián tiếp: Tạo các xung điện quá áp đột biến có thể lan truyền trên các đường dây nguồn DC từ tấm pin về, dây tín hiệu cảm biến, dây nguồn AC nối ra lưới và các tải tiêu thụ.
Dù tác động như thế nào thì rủi ro cao nhất từ sét vẫn là gây cháy, nổ dự án điện mặt trời. Vì vậy đây cũng là một trong những vấn đề quan trong các chủ đầu tư cần quan tâm sau khi vận hành hệ thống.
3. Tác động của thời tiết
Hầu hết các dự án điện mặt trời được xây dựng bên ngoài và chịu ảnh hường trực tiếp bởi thời tiết như nắng, mưa, gió, bụi… Tác động rõ rệt nhất là những tấm PV bị bụi bẩn, phân động vật, lá cây che phủ,… ảnh hướng đến hiệu suất dẫn đến việc làm giảm sản lượng điện thu được từ hệ thống.
Những vấn đề trên đều có thể xảy ra với tất cả dự án điện mặt trời, dù hệ thống có lắp đặt tốt hay không thì xác suất sự cố xảy ra vẫn rất cao nếu chủ đầu tư không quan tâm vào công tác bảo trì, bảo dưỡng, vận hành, kiểm tra thường xuyên dự án.
Vậy khi nào thì cần tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, vận hành, kiểm tra điện mặt trời và những công việc gì cần quan tâm?
Tần suất bảo trì, bảo dưỡng, vận hành, kiểm tra điện mặt trời được khuyến cáo là ít nhất 2 lần/năm.
Tùy theo yêu cầu của chủ dự án, các hạng mục bảo trì, bảo dưỡng mỗi dự án sẽ khác nhau. Dưới dây là quy trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra điện mặt trời tiêu chuẩn tại Long Tech
1. Theo dõi vận hành hệ thống
- Theo dõi hệ thống 24/7 từ xa qua app theo ứng dụng của nhà sản xuất biến tần năng lượng. Đối với Inverter sẽ tích hợp IV – Curve Function (tùy chọn).
- Theo dõi 24/7 thông qua hệ thống camera giám sát (tuỳ chọn).
- Thông báo khẩn cấp đến chủ đầu tư và đưa ra phương án xử lý nếu hệ thống xảy ra sự cố.
2. Đo kiểm hệ thống định kỳ
Đo kiểm hệ thống gồm 2 loại: Đo kiểm DC và Đo kiểm AC
- Đo kiểm phía DC: kiểm tra chỉ số, hiệu suất tấm pin và các mối nguy hại tiềm tàng như hư hỏng pin
- Đo kiểm phía AC: đo kiểm các chỉ số của bộ hòa lưới Inverter theo thông tư Thông tư số 39/2015/TT-BCT
3. Kiểm tra vật lý hệ thống
- Kiểm tra tình trạng tấm pin, phụ kiện lắp đặt, jack cắm MC4, cosse đấu tủ, thử siết lực 5% toàn hệ thống
- Kiểm tra việc xâm lấn của các yếu tố khác như thực vật, động vật, con ngườ
- Kiểm tra nhiệt độ toàn bộ các tấm pin của hệ thống vào thời điểm nắng bằng máy Fluke VT04
- Lưu và xuất báo cáo bằng văn bản, hình ảnh cụ thể
4. Vệ sinh hệ thống
- Kiểm tra tình trạng các tấm pin mặt trời
- Sử dụng chổi mềm và robot chuyên dụng để tránh xước tấm pin
- Kiểm tra bằng mắt toàn bộ mặt pin đã được vệ sinh sạch trên 95%
- Kiểm tra và vệ sinh rác, mạng nhện… khu vực inverter
- Lưu và xuất báo cáo bằng văn bản, hình ảnh cụ thể
5. Giấy chứng nhận đo kiểm hệ thống
- Giấy đo kiểm có đóng dấu xác nhận của đơn vị có chức năng (tùy chọn)
- Lưu và xuất báo cáo bằng văn bản cho mỗi lần thực hiện dịch vụ Solar O&M
Long Tech hiện đã có kinh nghiệm thực hiện hiện EPC, tư vấn thiết kế cho nhiều dự án Điện mặt trời tập trung, điện mặt trời áp mái. Bên cạnh đó, việc trở thành một trong những đơn vị phân phối thiết bị điện mặt trời hàng đầu cùng với đó là trang bị những chứng chỉ năng lực kỹ thuật đã tạo dựng được lòng tin đối với các chủ đầu tư và các đơn vị tổng thầu dự án điện năng lượng mặt trời trong mảng Solar O&M.
Xem thêm: Dịch vụ Solar O&M của Long Tech – Giữ vững “phong độ” cho hệ thống điện mặt trời của bạn
Quý khách hàng có nhu cầu về Dịch vụ Vận Hành, Bảo Dưỡng, Đo kiểm, Kiểm tra điện mặt trời (Solar O&M) xin vui lòng liên hệ:
Liên hệ với Long Tech
Gọi ngay HOTLINE 0236 2222 668 để được tư vấn, hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chia sẻ về Solar O&M