Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo và sạch được sử dụng ngày càng phổ biến trong các công trình xây dựng, đặc biệt là trong các nhà máy, xưởng sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hệ thống điện mặt trời, việc kiểm tra, khảo sát mái là rất quan trọng.
Cùng Long Tech tìm hiểu Các bước kiểm tra mái cần thực hiện trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà xưởng qua bài viết sau:
#1 Kiểm tra khả năng chịu tải của mái
Trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, cần kiểm tra tải trọng của mái để đảm bảo mái có thể chịu được tải trọng của hệ thống điện mặt trời. Tải trọng của hệ thống điện mặt trời phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng và kích thước của các tấm pin năng lượng mặt trời, hệ thống khung treo và các thiết bị phụ trợ khác (thông thường khoảng 14kg/m2-20kg/m2). Vì vậy, trước khi tiến hành thi công lắp đặt, cần kiểm tra kết cấu của nhà xưởng để đảm bảo an toàn cũng như đưa ra các phương án gia cố phù hợp.
#2 Kiểm tra chất lượng mái nhà
Mái nhà cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng nó không bị hư hỏng hoặc có các lỗ thủng. Các yếu tố cần xem xét bao gồm cấu tạo tôn (tôn kẽm, tôn lạnh, tôn màu, độ mạ), cách thức lắp đặt (tôn vít, tôn Kliplock, tôn seamlock), độ dày tôn, thời gian đã sử dụng và môi trường làm việc (có ảnh hưởng đến việc ăn mòn hay không).
Sau khi xem xét các yếu tố kể trên, các giải pháp tham khảo để tăng tuổi thọ cho mái tôn:
- Thay tôn mái: Khi tôn mái đã sử dụng quá lâu, hoặc tôn phải làm việc trong môi trường ăn mòn cao, việc thay tôn mái là cần thiết. Tuy nhiên thay tôn mái rất tôn kém, ảnh hưởng hoạt động sản xuất của nhà xưởng nên giải pháp này ít được lựa chọn.
- Chồng thêm lớp tôn: Khi tôn mái mỏng hoặc tình trạng rỉ sét chưa quá nghiêm trọng, việc chồng thêm lớp tôn là giải pháp rất hiệu quả. Giải pháp này còn mang đến những lợi ích khác là chóng nóng, chống dột cho nhà xưởng. Tuy nhiên chồng thêm lớp tôn cũng có khuyết điểm là tăng tải cho xà gồ mái, khung vì kèo mái
- Sơn chóng nóng cho mái tôn: Khi tôn mái đủ dày, tình trạng rỉ sét ít thì sơn chống nóng cho mái tôn vừa bảo vệ được tôn, vừa chống nóng cho nhà xưởng.
#3 Kiểm tra độ nghiêng
Thông thường mái tôn nhà xưởng theo quy định có độ nghiêng >=15%. Nhưng thực tế nhà xưởng có các Độ nghiêng khác nhau. Nếu mái nhà quá thẳng đứng hoặc quá nghiêng, nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống. Độ nghiêng tối ưu là độ nghiêng vuông góc với phương vị mặt trời trùng với vĩ độ bắc tại vị trí nhà xưởng.
#4 Xác định vị trí lắp đặt phù hợp
Vị trí lắp đặt của hệ thống điện mặt trời cần phải đáp ứng yêu cầu về hướng phương vị của mặt trời và không bị che bóng. Đồng thời, tuân thủ các khoản cách quy định của PCCC . Việc xác định vị trí lắp đặt phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa năng lượng của hệ thống và tối đa hóa lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư.
Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra, nếu mái nhà xưởng đã được xác định đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật và an toàn để lắp đặt hệ thống điện mặt trời, Long Tech sẽ tiến hành lập kế hoạch và thực hiện việc lắp đặt hệ thống. Nếu phát hiện ra bất kỳ vấn đề gì, công ty sẽ đưa ra các giải pháp để khắc phục và đảm bảo an toàn khi lắp đặt.
Trong bài viết này, Long Tech đã giới thiệu Các bước kiểm tra mái cần thực hiện trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà xưởng. Nếu Quý Doanh nghiệp đang cân nhắc lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho nhà xưởng của mình, vui lòng liên hệ Hotline 0236 2222 668 hoặc mail info@longtech.vn để được tư vấn miễn phí.