0236 2222 668

Nghị định 135/2024: Cơ hội mới cho Doanh nghiệp với Điện Mặt Trời Mái Nhà Tự Sản Xuất, Tự Tiêu Thụ

Ngày 22/10/2024, Chính phủ Việt Nam chính thức ban hành Nghị định 135/2024/NĐ-CP, quy định về các chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Đây là một bước tiến quan trọng giúp các doanh nghiệp dễ dàng triển khai hệ thống điện mặt trời, giảm thiểu chi phí năng lượng và góp phần vào mục tiêu phát triển năng lượng xanh, bền vững tại Việt Nam.

1. Điểm Mới trong Nghị định 135/2024 về Điện Mặt Trời Mái Nhà

Nghị định 135/2024 đưa ra nhiều cơ chế khuyến khích thiết thực để phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trên toàn quốc. Đặc biệt, Nghị định chú trọng đến việc miễn giảm thủ tục hành chính và cung cấp các ưu đãi về thuế cho các tổ chức và cá nhân lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại các công trình xây dựng, như nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp và khu chế xuất.

2. Đối Tượng Áp Dụng Nghị định 135/2024

Nghị định này áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, và cá nhân đang có nhu cầu phát triển điện mặt trời mái nhà với mục tiêu tự sản xuất và tự tiêu thụ năng lượng. Cụ thể:

  • Các công trình trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Các hộ gia đình và nhà riêng lẻ lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tự cung cấp điện năng cho hoạt động hàng ngày.

3. Chính Sách Khuyến Khích Từ Nghị định 135/2024

1. Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt trong các trường hợp sau:

a) Không đấu nối với hệ thống điện quốc gia;

b) Lắp đặt hệ thống thiết bị chống phát ngược điện vào hệ thống điện quốc gia;

c) Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 100 kW.

2. Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt từ 1.000 kW trở lên và bán điện dư vào hệ thống điện quốc gia, thực hiện thủ tục về quy hoạch điện lực và đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.

3. Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

4. Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được rút gọn các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật chuyên ngành hiện hành.

5. Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng theo quy định của pháp luật.

6. Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ của hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ; công sở và công trình được xác định là tài sản công được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng.

7. Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thuộc quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch và điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thuộc hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ có công suất dưới 100 kW nếu không dùng hết được bán lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế như sau:

a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán cho tổ chức, cá nhân phần sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế;

b) Giá mua bán điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia bằng giá điện năng thị trường bình quân trong năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố nhằm bảo đảm khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia.

c) Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ lắp đặt trên mái công trình xây dựng là công sở hoặc công trình được xác định là tài sản công không thực hiện mua bán sản lượng điện dư.

8. Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn hoặc không phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh.

9. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tự quyết định lắp đặt hệ thống lưu trữ điện (BESS) để bảo đảm vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện.

4. Thủ Tục Đăng Ký và Quy Trình Vận Hành

  • Hệ thống không đấu nối lưới điện: Các doanh nghiệp cần thông báo công suất và địa điểm lắp đặt đến Sở Công Thương và cơ quan liên quan để quản lý.
  • Hệ thống có đấu nối lưới điện: Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký và phối hợp với đơn vị điện lực để đảm bảo quá trình vận hành an toàn, đặc biệt khi có nhu cầu phát điện dư thừa vào lưới điện quốc gia.

5. Long Tech –  Tổng thầu EPC hàng đầu Việt Nam

Long Tech tự hào là đơn vị cung cấp giải pháp điện mặt trời mái nhà chất lượng cao, đồng hành cùng các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và tiết kiệm chi phí năng lượng. Với các dịch vụ trọn gói từ tư vấn, thiết kế, lắp đặt đến hỗ trợ vận hành, Long Tech cam kết giúp khách hàng tận dụng tối đa các chính sách ưu đãi từ Nghị định 135/2024, đảm bảo hệ thống vận hành an toàn và hiệu quả.

 

Xem chi tiết Nghị định 135/2024/NĐ-CP tại đây