ESCO trong lĩnh vực điện mặt trời là một trong những giải pháp đầu tư rất hiệu quả về mặt kinh tế và đã được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Tuy nhiên đây vẫn mà một mô hình kinh doanh mới mẻ ở nước ta do còn nhiều rào cản và khó khăn kể cả về yếu tố chuyên môn cũng như cơ chế, chính sách.
Nếu bạn là doanh nghiệp đang có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời để giảm chi phí, hãy cùng Long Tech tham khảo bài viết 5 điều cần biết dành cho Chủ đầu tư khi tham gia dự án điện mặt trời theo mô hình ESCO dưới đây.
1. Cách thức hoạt động của mô hình ESCO
Mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở 3 bên cùng có lợi giữa Doanh nghiệp, Đối tác Tài chính và Đơn vị tổng thầu EPC (Long Tech). Vai trò của từng bên được phân chia cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp: Đồng ý tham gia mô hình ESCO, tạo điều kiện thuận lợi để Đơn vị EPC tiến hành khảo sát và lắp đặt hệ thống điện mặt trời với chi phí 0 đồng
- Đối tác tài chính: Đầu tư toàn bộ chi phí cho hệ thống điện mặt trời cho Doanh nghiệp tham gia hợp tác
- Đơn vị EPC (ví dụ như Long Tech): Đảm nhận vai trò tổng thầu EPC, lắp đặt và vận hành trong suốt vòng đời dự án.
2. Ưu và Nhược điểm của ESCO
Ưu điểm
- Không mất bất kỳ chi phí nào cho dự án điện mặt trời: Việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng của hệ thống điện mặt trời sẽ do Đối tác tài chính và Đơn vị EPC đảm nhận, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng năng lượng mặt trời và bắt đầu tiết kiệm hóa đơn năng lượng của họ ngay khi hệ thống được vận hành.
- Chi phí rẻ hơn so với dùng điện truyền thống: Doanh nghiệp sẽ chi trả hóa đơn Điện cho Đối tác tài chính, giá điện tùy thuộc vào hợp đồng ESCO ký kết giữa 2 bên, thông thường sẽ rẻ hơn EVN từ 10-20% tuỳ vào vị trí lắp đặt của dự án.
- Rủi ro thấp: Đối tác tài chính và đơn vị EPC hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tất cả hiệu suất và bảo trì hệ thống, chịu mọi rủi ro và giảm nhẹ trách nhiệm cho Doanh nghiệp đối với hệ thống năng lượng mặt trời .
- Gia tăng giá trị doanh nghiệp: lắp điện mặt trời giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu xanh, góp phần đạt được chứng chỉ LEED
Nhược điểm:
- Mức tiết kiệm năng lượng thấp hơn so với tự đầu tư: mức tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO thường thấp hơn nhiều so với phương án tự đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời
- Hợp đồng dài hạn: các hợp đồng thường kéo dài từ 20 năm vì vậy nếu Doanh nghiệp muốn kết thúc sớm hợp đồng hoặc mua bán bất động sản gắn liền với hệ thống điện mặt trời sẽ phát sinh nhiều chi phí và thủ tục không mong muốn. (điều này sẽ phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng PPA mà Doanh nghiệp ký với Quỹ đầu tư)
3. Các tiêu chí đánh giá Doanh nghiệp
Mô hình này dành cho các doanh nghiệp có lượng tiêu thụ điện năng lớn, có nhu cầu lắp điện mặt trời để sử dụng và mong muốn tiết kiệm thêm nhiều chi phí tiền điện hằng năm. Tuy nhiên vẫn đi kèm với những tiêu chí đánh giá nhất định, tuỳ vào yêu cầu của các Quỹ đầu tư, ví dụ như:
- Ngành nghề
- Sản xuất: Nhà máy thuộc ngành nghề có nhu cầu sử dụng điện lớn: may mặt, dệt, hóa chất, điện tử, luyện kim, công nghiệp nặng…
- Thương mại: Tòa nhà văn phòng/ resorts và khách sạn/ siêu thị/ kho lạnh/ showroom & xưởng oto,…
- Tài Chính: Doanh thu hàng năm trên 300 tỷ VND
- Thời gian làm việc: Tối thiểu 6 ngày/tuần, 2 ca / ngày
- Mức tiêu thụ điện: Tối thiểu 80% công suất của hệ thống lắp đặt
- Sử dụng điện hàng tháng: Tối thiểu 300 triệu VND/tháng
- Vị trí địa lý: Cả nước
- Diện tích mái: tối thiểu 6000m2 đối với các Doanh nghiệp thuộc khối sản xuất hoặc 15.000m2 đối với các Doanh nghiệp/tổ chức thương mại
- Thời gian hợp tác: 20 năm
4. Hồ sơ dự án
Các hồ sơ cơ bản trong 1 dự án điện mặt trời theo mô hình ESCO sẽ bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Báo cáo tài chính
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất/ HĐ thuê đất
- Hợp đồng mua điện với EVN hoặc đơn vị khác
- Hóa đơn tiền điện và biểu đồ phụ tải
- Giấy phép xây dựng
- Bản vẽ hoàn công và biên bản nghiệm thu
- Sơ đồ hệ thống điện
- Hợp đồng bảo hiểm cơ sở/nhà máy
- Giấy phép Phòng cháy chữa cháy
5. Các điều khoản chính cần quan tâm trong hợp đồng PPA theo mô hình ESCO
- Mô tả hệ thống điện mặt trời: mô tả kỹ thuật về hệ thống ĐMT (vị trí, hệ thống lắp đặt, các chi tiết đấu nối)
- Mức chiết khấu và điều kiện thanh toán (quan trọng)
- Thời hạn hợp đồng và điều gì xảy ra khi kết thúc hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ của chủ mái
- Quyền và nghĩa vụ của Quỹ đầu tư
Trên đây là 5 điều cần biết khi đầu tư vào dự án điện mặt trời theo mô hình ESCO, nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn kỹ hơn về Mô hình ESCO – lắp điện mặt trời 0 đồng cho Doanh nghiệp, Quý Đối tác vui lòng liên hệ Long Tech để được tư vấn miễn phí!
Tham khảo thêm:
- Solar ESCO – Giải pháp lắp điện mặt trời 0 Đồng cho Doanh nghiệp
- Tìm hiểu về mô hình cung cấp dịch vụ năng lượng ESCO tại Việt Nam
- LONG TECH HỢP TÁC CÙNG GREENYELLOW TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG DỰ ÁN ESCO 1,2MW TẠI THÁI BÌNH