0236 2222 668

Những Điều Cần Biết Về Tín Chỉ Carbon: Chìa Khóa Cho Sự Tăng Trưởng Bền Vững Của Doanh Nghiệp

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon được coi như một loại giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng khí CO2 nhất định hoặc khí thải nhà kính khác (CH4, NO2). Một tín chỉ carbon sẽ tương đương với một tấn khí CO2 (hoặc khí thải khác) được thải ra môi trường. Mục tiêu sau cùng của việc thiết lập tín chỉ carbon là giảm thiểu lượng khí thải vào nhà kính và tăng cường phát triển kinh tế bền vững và cùng chung tay vào cuộc chiến chống biến biến đổi khí hậu đang diễn ra khắc nghiệt.

Trên thế giới, hiện đang có 35 vùng lãnh thổ và 46 quốc gia áp dụng hoặc lên kế hoạch áp dụng công cụ định giá tín chỉ carbon. Nhờ vậy, kiểm soát được 12 tỷ tấn CO2 (tương đương 22.3% tổng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu). Chỉ riêng năm 2019, nguồn thu từ định giá carbon trên toàn cầu đến 45 tỷ USD.

Thị trường carbon là gì?

Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do carbon (CO2) là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Chẳng hạn như công ty A có giới hạn 10 tấn khí thải CO2 nhưng chỉ phát thải 7 tấn, nên sẽ thừa 3 tín chỉ, trong khi công ty B cũng có giới hạn phát thải 10 tấn khí thải CO2 nhưng thải ra tận 13 tấn. Như vậy công ty B có thể mua 3 tín chỉ bổ sung từ công ty A để tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Thị trường carbon là gì?

Có hai loại thị trường carbon chính

  • Thị trường carbon bắt buộc (mandatory carbon market): thị trường mà việc mua bán carbon dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) để đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính. Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc đồng thực hiện (JI).
  • Thị trường carbon tự nguyện/Thị trường tự nguyện (voluntary carbon market): dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm dấu chân carbon.

Các thị trường carbon lớn trên thế giới

  • Thị trường thương mại phát thải quốc tế đầu tiên là của Liên minh châu Âu, vận hành từ năm 2005. Đây là công cụ chính sách quan trọng bậc nhất của Liên minh châu Âu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thực thi cam kết trong Nghị định thư Kyoto trước đây và sau này là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thị trường này chiếm khoảng 45% tổng lượng phát thải toàn châu Âu và khoảng 3/4 thị trường phát thải carbon toàn cầu.
  • Trung Quốc bắt đầu đề cập xây dựng thị trường carbon trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015 và sau đó đã tiến hành thí điểm diện rộng tại các khu vực, thành phố với các mức độ kinh tế đa dạng khác nhau. Ngày 16/7/2021, thị trường giao dịch trao đổi carbon Trung Quốc đã chính thức vận hành nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon năm 2060.

Việt Nam: Vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025

Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng hội thảo về đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm thị trường carbon vào năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028.

Với đề án này, nước ta sẽ tiến hành tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon trong năm 2025. Nội dung thực hiện bao gồm việc xây dựng quy chế vận hành, các cơ chế mua bán, trao đổi tín chỉ carbon trong nước và quốc tế để phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên.

Đến năm 2028, Việt Nam sẽ chính thức tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Quy định các hoạt động kết nối, mua bán và trao đổi tín chỉ carbon giữa các đơn vị, doanh nghiệp trong nước và với thị trường nước ngoài, giữa các nước trên thế giới.

Đối tượng tham gia thị trường carbon ở nước ta

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 5 và Điều 16, Nghị định 06/2022/NĐ-CP đối tượng tham gia thị trường carbon được quy định như sau:

  • Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do nhà nước và chính phủ ban hành.
  • Các đơn vị tham gia vào thị trường cần thực hiện theo cơ chế trao đổi, mua bán tín chỉ carbon trong nước và quốc tế, phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà trong đó Việt Nam là nước thành viên.
  • Các cá nhân và tổ chức có liên quan đến các hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính hay tín chỉ carbon trên thị trường.

Thị trường mua bán tín chỉ carbon ở nước ta đang dần nóng lên, đặc biệt khi Thủ tướng Chính phủ đưa ra cam kết đầy tham vọng rằng vào năm 2050, nước ta sẽ tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng 0. Bên những tiềm năng đầy hứa hẹn của thị trường mua bán tín chỉ carbon, thì để vận hành được, nước ta cũng đối mặt với nhiều khó khăn như: Các công đoạn kỹ thuật phức tạp hơn như theo dõi, giám sát, báo cáo tiến trình mua bán; cần phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, quy định rõ ràng những ngành nghề nào phải tham gia, có sự chuẩn bị tốt về hạ tầng kỹ thuật và sự kết nối với các doanh nghiệp.

Tuy vậy, hệ thống mua bán tín chỉ carbon sẽ là giải pháp hữu hiệu để tạo động lực cho doanh nghiệp giảm thiểu khả năng phát thải, tìm cách cắt giảm lượng khí thải hoặc chuyển sang sử dụng các công nghệ xanh, sạch, ít thải khí carbon mà hiệu quả hơn so với các công nghệ sản xuất truyền thống.

Điện mặt trời – Cơ hội tạo ra tín chỉ Carbon cho doanh nghiệp

Điện mặt trời là một nguồn năng lượng xanh không phát thải khí CO2 trong quá trình sản xuất điện. Khi doanh nghiệp sử dụng hệ thống điện mặt trời để cung cấp điện cho hoạt động của họ, họ giảm bớt lượng điện được tạo ra từ các nguồn năng lượng hóa thạch, từ đó giảm lượng khí thải CO2.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi năng lượng gặp nhiều rào cản, đặc biệt là chi phí đầu tư ban đầu khá cao, khiến doanh nghiệp chưa thể chuyển mình theo xu hướng xanh. Nắm bắt được vấn đề đó, Công ty TNHH Kỹ thuật & Thương mại Long Tech – Tổng thầu EPC tiên phong tại Việt Nam về dịch vụ năng lượng trọn gói và chất lượng, mang đến Giải pháp lắp đặt điện mặt trời 0 đồng – ESCO, với những ưu điểm nổi bật như:

  • Doanh nghiệp được hỗ trợ 100% chi phí thiết bị, lắp đặt, vận hành, bảo trì
  • Hưởng mức giá điện ưu đãi trên mỗi kWh (thấp hơn đến 20%)
  • Hợp đồng dài hạn, bình ổn giá lên đến 25 năm
  • Góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu xanh, đạt các chứng chỉ xanh như I-REC, LOTUS, LEED, Green Mark

Quý Doanh nghiệp quan tâm đến Mô hình ESCO – giải pháp lắp đặt điện mặt trời miễn phí dành cho Doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với Long Tech qua Hotline 0236 2222 668 hoặc Mail info@longtech.vn để được tư vấn miễn phí.